close

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay, bác sĩ Hồng Yến sẽ giải đáp câu hỏi này. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhé.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh băn khoăn muốn tìm câu trả lời. PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược TPHCM) sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Xét về cơ chế sinh học, khi một đĩa đệm đã bị thoát vị chúng sẽ không bao giờ có thể trở lại như ban đầu được nữa. Thoát vị đĩa đệm chỉ được xem là chữa khỏi khi có thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Người bệnh phải biết rằng, ngay cả khi thay thế đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị thì đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời không triệt để. Chính vì vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ không thể nào chữa khỏi được hoàn toàn.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc những can thiệp đều vô ích. Nếu được chữa trị đúng lộ trình, người bệnh có thể phục hồi từ 80 - 95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.

Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị hiệu quả hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Nếu tình trạng thoát vị càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Trường hợp để bệnh quá nặng, chỉ còn một cách duy nhất là phẫu thuật.
  • Sự kiên trì của người bệnh: Sẽ không thể có kết quả nếu điều trị ngày 1 ngày 2, để có thể mang đến kết quả tích cực nhất đòi hỏi người bệnh phải luôn kiên trì và có niềm tin.
  • Phương pháp điều trị: Mỗi giai đoạn chữa bệnh sẽ có những phương pháp phù hợp. Ví dụ như để đối phó với cơn đau cấp tính, bệnh nhân nên sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu chữa trị lâu dài nên áp dụng các bài thuốc Đông Y cũng như một số liệu pháp trị liệu hoặc kết hợp luyện tập tại nhà.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm lưng

Bài tập giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả 

Khi bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị liệu kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút tập luyện cơ thể bạn sẽ trở nên săn chắc, dẻo dai hơn đồng thời giúp tình trạng đĩa đệm bị chệch ra ngoài có thể thu về vị trí cũ.

Tuy nhiên, không phải bài tập thể dục nào cũng phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm bạn cần chú ý tránh một vài động tác sau đây:

  • Không thực hiện các động tác vặn mình
  • Không ngồi xổm
  • Tránh động tác chạy bộ, nhảy lên nhảy xuống hay vận động mạnh
  • Tránh cử tạ..

Dưới đây là một số động tác, bài tập phù hợp với người thoát vị đĩa đệm:

Động tác 1:

  • Nằm thẳng trên giường hoặc trên một mặt phẳng như thảm yoga
  • Hai đầu gối co lên, hai bàn chân đặt trên mặt phẳng và điều chỉnh sao cho phần xương cột sống thắt lưng chạm xuống mặt sàn đồng thời hóp bụng.
  • Giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì thả lỏng về trạng thái ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện tương tự.
  • Tập luyện trong khoảng 15 - 20 phút.

Động tác 2:

  • Nằm thẳng, co hai đầu gối và hóp bụng, lấy sức nâng mông lên cao, 2 tay để thẳng, chú ý thẳng phần lưng
  • Khi cơ thể mỏi người bệnh có thể nghỉ ngơi, quay về trạng thái ban đầu, sau đó tiếp tục làm tương tự.

Bài tập này có tác dụng giúp co giãn phần xương cột sống, các cơ dây chằng vùng thắt lưng giúp giảm đau hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị chệch ra thu về vị trí ban đầu.Tuy nhiên để đạt được kết quả cao nhất người bệnh cần kiên trì tập luyện hàng ngày.

Động tác 3:

  • Nằm ngửa, nằm thẳng trên sàn nhà hoặc thảm tập
  • Uốn cong đầu gối sao cho phần xương cột sống thắt lưng thẳng trên mặt sàn
  • Hai tay ôm đầu gối, kéo chân về phía trước ngực, cố gắng kéo dãn cột sống một cách nhẹ nhàng
  • Giữ động tác này khoảng 5 giây hoặc đến khi cảm thấy mỏi, nhẹ nhàng hạ chân về vị trí ban đầu
  • Tập đi tâp lại khoảng 10 – 20 lần

Các động tác thể dục này có tác dụng kéo giãn cơ, xương cột sống giúp giảm tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả.

Luyện tập với xà đơn:

  • Trước tiên bạn phải khởi động kỹ nhằm tránh hiện tượng co cơ, chuột rút…
  • Hít thở nhẹ nhàng
  • Hai tay nắm chắc thanh xà, hai chân thả tự do trên không, lúc này toàn bộ cơ thể được kéo giãn
  • Thả lỏng cơ thể
  • Lên xuống xà cần chú ý không nhảy xuống hay nhảy lên thanh xà nhằm tránh tác động vào đĩa đệm gây đau nhức
  • Luyện tập 2 lần sáng và tối, mỗi lần khoảng 15 - 20 giây làm từ 10 - 15 lần.

Tham khảo thêm:  https://indembassy.com.vn/thoat-vi-dia-dem-chen-ep-day-than-kinh/

arrow
arrow
    全站熱搜

    bacsihongyen 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()