close

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì vậy, bác sĩ Hồng Yến sẽ chia sẻ những những kiến thức tổn quan về tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm này. Mời các bạn tham khảo ở bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Theo cấu tạo giải phẫu con người, cơ thể của mỗi người đều có 33 đốt sống và chia thành 5 nhóm:

  • Đốt sống cổ (Cervicalis): Có 7 đốt, được kí hiệu từ C1 – C7.
  • Đốt sống lưng (Dozsalis): Có 12 đốt, được kí hiệu từ D1 –  D12.
  • Đốt sống thắt lưng (Lombalis): Có 5 đốt, được kí hiệu từ L1 – L5.
  • Đốt sống hông (Sacrilis): Có 5 đốt, được kí hiệu từ S1 – S5.
  • 4 đốt sống cụt.

Thoát vị đĩa đệm L4 L5  là tình trạng xảy ra phổ biến ở đốt sống L4 L5, các đốt sống này nằm tại vị trí thấp nhất trong cột sống thắt lưng. Chúng đảm nhiệm nhiều chức năng, bao gồm hỗ trợ nâng đỡ cho phần trên cơ thể và thường chịu lực tải trọng mạnh khi có những tác động mạnh lên cột sống.

Do trở thành vị trí chịu nhiều tác động nhất, những áp lực này làm cho đĩa đệm bị rạn nứt dẫn đến nhân nhầy bị thoát ra ngoài làm phồng và lồi đĩa đệm. Tình trạng này chèn ép vào rễ thần kinh, cột sống gây đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm hoặc mắc các bệnh thoái hóa khác.

Như vậy, thoát vị đĩa đệm L4 L5 hay còn được gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5, đây là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng của L4 L5 bị thoát ra khỏi vòng sợi, gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây ra bệnh đau lưng. Bệnh thường gặp ở nhóm người thuộc độ tuổi từ 35 – 50.

Vị trí đau của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Như đã được đề cập, L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thắt lưng. Có tác dụng hỗ trợ dây chằng , đĩa đệm và dây thần kinh giúp cho cơ thể đứng thẳng và thực hiện các động tác như xoay, cúi gập người và vặn mình,…

Do là hai đốt sống cuối cùng của cột sống nên vị trí L4 L5 thường chịu áp lực lên toàn bộ phần trên của cơ thể và từ đó khiến cho phần đốt sống dễ có nguy cơ bị thoái hóa và mắc phải những chấn thương cao hơn các đốt sống còn lại.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 nằm ngay tại vị trí thấp nhất nên rất dễ chịu ảnh hưởng bởi tác động bên trong lẫn bên ngoài, một số nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này gồm có:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa sẽ có tác động không nhỏ đến hệ thống xương khớp, ở giai đoạn này hệ thống xương khớp trong cơ thể trở nên thiếu chất, lỏng lẻo và đĩa đệm khi thoái hóa cũng dần bị hao mòn và mất nước.
  • Tính chất công việc: Ngồi làm việc, làm những công việc nặng nhọc cũng khiến cho vùng lưng cũng phải chịu ảnh hưởng, gây chèn ép lên các rễ thần kinh và lâu dần sẽ dẫn đến mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5.
  • Chấn thương: Các chấn thương làm ảnh hưởng đến cột sống như bị ngã, tai nạn xe, va đập mạnh,… Cũng có thể khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy từ đó cũng dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Di truyền, bẩm sinh: Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể là di truyền trực tiếp từ người thân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc chính bản thân người bệnh mắc phải các bệnh lý bẩm sinh như gai cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống hoặc gù cột sống.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân dẫn đến tình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 đó là người bệnh bị chấn thương, thiếu chất dinh dưỡng, béo phì và sử dụng các chất kích thích có hại khác.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Dấu hiệu nhận biết của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 hầu như sẽ xuất hiện những cơn đau tại vị trí cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết vị trí đau thông qua các dấu hiệu như sau:

  • Đau nơi cánh tay hoặc chân: Do tình trạng này nằm ở lưng dưới, nên người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, đùi, bắp chân và liên quan đến một phần bàn chân. Nếu nằm ở cổ thì cơn đau sẽ mạnh nhất ở vai và cánh tay và lan xuống chân khi ho hoặc hắt hơi.
  • Đau vùng thắt lưng và hông: Đau dây thần kinh tọa do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ khiến cho các cơn đau buốt trải dài từ hông xuống đùi và lan xuống các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Tê hoặc ngứa ran: Những người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5  thường sẽ cảm thấy tê như bị điện giật hoặc ngứa ran ở phần cơ thể được hoạt động bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng và tình trạng thoát vị đĩa đệm này sẽ gây đau tê ở bàn chân hoặc ngón chân.
  • Teo và yếu cơ: Vùng cơ bị chi phối bởi các dây thần kinh sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị đĩa đệm và dẫn đến tình trạng teo và yếu sức.
  • Cảm giác mệt mỏi: Các chức năng của cơ bắp khi hoạt động đã bị ảnh hưởng và có xu hướng yếu dần đi. Tình trạng này khi xảy ra sẽ khiến cho người bệnh bị vấp ngã trong quá trình di chuyển, vận động hoặc làm suy giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Cách tốt nhất để biết bản thân có mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hay không là đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Trước khi can thiệp vào phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm lâm sàng như sau:

  • Chụp X – quang: Mặc dù chụp X-quang không thể chẩn đoán có bị thoát vị đĩa đệm hay không, nhưng thông qua hình ảnh phản chiếu sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa thấy được đường viền của cột sống giúp loại trừ những cơn đau gây ra bởi những bệnh lý khác.
  • Chụp CT Scan: Sử dụng thiết bị này từ các góc độ khác nhaau và kết hợp chúng lại để thu được hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc bao quanh.
  • Chụp MRI: Hình ảnh từ MRI sẽ hiển thị rõ nét các mô mềm xung quanh cột sống giúp bác sĩ chuyên khoa loại trừ ra các bệnh lý về thoát vị đĩa đệm, u cột sống và bệnh lý khác.

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Để tránh nguy cơ bị teo cơ, teo chi hoặc bại liệt toàn thân, người bệnh cần cảnh giác các triệu chứng biểu hiện của bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để chữa thoát vị đĩa đệm.

1. Điều trị nội khoa

Dựa trên kết quả phân tích của việc chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ bằng việc áp ụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc

Sử dụng các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 giúp cải thiện những cơn đau nhức, một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng gồm có:

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: Gồm có Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen,… giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng làm giãn cơ bắp và dây chằng xung quanh cột sống giúp làm thuyên giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp thế đứng,…
  • Thuốc chống động kinh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được khuyến khích nên áp dụng đối với người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 nhằm cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng xương khớp.

  • Kích thích điện: Phương pháp này sẽ sử dụng dòng điện có tần số thấp để kích thích lên dây chằng và cơ bắp giúp giảm đau hiệu quả và phục hồi chức năng.
  • Dùng tia hồng ngoại: Tia hồng ngoại khi được chiếu vào vùng đau nhức sẽ giúp cho cơ bắp và dây chằng giảm được tình trạng co thắt quá mức và cải thiện được triệu chứng.
  • Thực hiện bài tập kéo giãn cơ: Bài tập này sẽ giúp kéo giãn cột sống nhằm cải thiện những cơn đau và giúp phục hồi chức năng.
  • Ngoài ra còn có một số phương pháp vật lý trị liệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh như bấm huyệt, chiếu tia laser, sử dụng sóng radio cao tần,…

2. Điều trị ngoại khoa

Một số trường hợp sử dụng phương pháp điều trị nội khoa nhưng không làm giảm các triệu chứng của bệnh và mức độ tổn thương trở nên nặng nề, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thủ thuật ngoại khoa để can thiệp vào bằng cách áp dụng những phương pháp ngoại khoa như sau:

  • Cắt bỏ gai xương
  • Phẫu thuật qua da
  • Thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo
  • Hợp nhất đốt sống
  • Ổn định cấu trúc cột sống

* Lưu ý: Trên thực tế, không phải ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nào cũng mang kết quả như mong muốn. Vì phẫu thuật là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro trong và sau quá trình phẫu thuật như nhiễm trùng, viêm vùng mổ, dính rễ thần kinh, tăng sinh mô xơ sợi, liệt dây thần kinh, sốc phản vệ, thậm chí là tử vong…Nguy cơ tái phát lớn, tỉ lệ này chiếm từ 5-15%. Do đó, bệnh nhân và người bệnh cần cân nhắc.

Nguồn:  indembassy.com.vn

arrow
arrow
    全站熱搜

    bacsihongyen 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()